Có phải tất cả trẻ em đều có khả năng học ngoại ngữ?

Chuyên mục: Tiếng Anh Tiểu Học 12/06/2021
750352 views

Ngay từ nhỏ, trẻ đã có thể hiểu được phần nào khái niệm về ngôn ngữ thông qua những lời nói từ những người xung quanh. Vậy có phải mỗi đứa trẻ đều có khả năng thiên phú để học nhiều ngoại ngữ hay chỉ đơn giản là học Anh văn thiếu nhi ở trường hay không? Alokiddy sẽ bật mí câu trả lời cho bạn bằng những thông tin thú vị dưới đây nhé!
 

Sự quan trọng của ngôn ngữ trong đời sống
 
 
Emily Cairns là một sinh viên người Anh đang làm việc tại Toronto, với tư cách là một sinh viên trao đổi học tập và làm việc trong môi trường quốc tế. Emily đã giải thích rằng: Mặc dù trẻ em được sinh ra đã có sẵn tính tò mò tự nhiên dành cho việc học, nhưng điều này không có nghĩa là đứa trẻ nào được sinh ra cũng có khả năng học ngoại ngữ và càng không có đứa trẻ nào khi vừa bước vào thế giới này, đã ngay lập tức có thể nói được những ngoại ngữ khó (trừ khi đó là tiếng mẹ đẻ). Và chúng ta thường nghĩ rằng những đứa trẻ khuyết tật (như bị hở hàm ếch) thì càng khó có khả năng học ngoại ngữ hơn nữa.
 
Nghiên cứu cho thấy rằng: trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo có khả năng phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cũng như định nghĩa được những điều cơ bản trong môn học này. Ví dụ: trẻ nhỏ có thể hiểu được những khái niệm về danh từ, tính từ trong tiếng Anh hoặc có thể nói được một câu đơn giản như “how are you?”. Điều này chỉ ra rằng, đa phần trẻ nhỏ đều có khả năng nhận biết một ngoại ngữ mới ngay từ khi còn bé (trừ những trường hợp đặc biệt). 
 
Thực tế, các nghiên cứu còn phát hiện rằng: trẻ nhỏ thường cởi mở hơn với việc học khi trẻ lên 5 hay 6 tuổi, đây là độ tuổi vàng trong cuộc đời để chúng ta dạy trẻ Anh văn thiếu nhi và điều này sẽ là nền tảng để phát triển các kỹ ngoại ngữ sau này của trẻ.
 
Vì sao trẻ không thích học ngoại ngữ?
 
 
Với những điều vừa được nêu ra ở trên, vô hình chung có một câu hỏi được đặt ra là: Vậy tại sao tất cả trẻ em không học tiếng Anh mà chỉ có một số trẻ yêu thích điều này? Nếu nói rằng mỗi đứa trẻ đều có sự tò mò bẩm sinh và có khả năng ngôn ngữ, vậy những đứa trẻ không thích học tiếng Anh có phải là do môi trường hay do giáo viên dạy trẻ hay không? Đứng trước những câu hỏi này, nền giáo dục luôn phải đối mặt với những rào cản trong lĩnh vực ngôn ngữ. 
 
Để dạy cho trẻ một ngôn ngữ thứ hai ngoài tiếng mẹ đẻ, chắc chắn một điều giáo viên phải thành thạo về ngôn ngữ này. Nhưng liệu giáo viên có tự tin vào những gì họ đang dạy và trẻ có cảm thấy thích thú trong việc học? Người ta cho rằng cách dạy hiệu quả nhất là dạy các khái niệm ngoại ngữ riêng lẻ một cách chi tiết, để trẻ thực sự hiểu các khái niệm thay vì chỉ học vẹt. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ mới này theo nhiều cách khác nhau thay vì chỉ theo cách giáo viên đã dạy. 
 
Chúng ta có thể thấy, trẻ nhỏ rất sáng tạo và chúng thích tự mình vận dụng những điều đã học vào thực tế và tư duy của trẻ đôi khi mang lại những đóng góp tích cực trong nền giáo dục chung. Đặc biệt, những đứa trẻ có “tư duy tăng tiến” tin rằng mình có thể thực hiện được mọi việc. Những đứa bé này có nhiều khả năng thành công hơn so với những trẻ có “tư duy cố định” luôn tin rằng khả năng của mình sẽ không thể đi xa hơn nữa.  
 
Sự phát triển của những tư duy này xảy ra theo thời gian và xuất phát từ kinh nghiệm. Nếu trẻ thường xuyên đối mặt với những vấn đề mà trẻ có thể giải quyết, nhưng giáo viên hoặc phụ huynh lại không muốn trẻ thực hiện điều này, trẻ sẽ cho rằng mình không có khả năng trong lĩnh vực đó. Khi điều này áp dụng cho các bài tập tiếng Anh hoặc toán học, các em bắt đầu tin rằng đây không phải là môn học dành cho mình. Và đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không thích học ngoại ngữ hay khám phá những điều mới mẻ.
 
Làm thế nào để khắc phục rào cản ngôn ngữ cho trẻ 
 
 
Năm 2003, các nhà nghiên cứu đã điều hành một hội thảo dạy cho học sinh lớp 7 về khả năng học hỏi và phát triển các kỹ năng mới. Những đứa trẻ này cho rằng não bộ của chúng là một khối cơ vì khi các em được học một kỹ thuật mới, não các em luôn được kéo căng ra để giúp các em tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn để hỗ trợ việc học dễ dàng hơn. 
 
Kết quả thu được từ cuộc hội thảo là những đứa trẻ tin rằng chúng có thể học các kỹ năng mới bằng cách nỗ lực và thực hành thường xuyên. Điều này cho thấy: trẻ có thể học được “tư duy phát triển” và phương pháp giảng dạy phù hợp chắc chắn có thể biến những học sinh trước đây nghĩ rằng họ không thể học tiếng Anh thành những học sinh yêu thích môn ngoại ngữ này hay chỉ đơn giản là có khả năng hoàn thành bài tập. 
 
Do đó, những chương trình phát triển khả năng ngoại ngữ, cũng như phát triển sự tự tin vào khả năng này của trẻ là rất cần thiết và nên được phát triển mạnh mẽ. Đây là sự kết hợp có thể tìm thấy trong chương trình “Primary Plus” của Hội đồng Anh dành cho trẻ. Chương trình này không chỉ dạy tiếng Anh cơ bản cho học sinh, mà còn hỗ trợ học sinh phát triển các kỹ năng cần thiết dựa trên việc giảng dạy theo các bước nhỏ và đưa ra phản hồi cho trẻ theo cách giúp chúng tiến bộ hơn là khiến chúng cảm thấy thất vọng về bản thân khi mắc lỗi trong lúc học tiếng Anh. 
 
Kết quả từ chương trình này cho thấy những bước nhảy vọt về khả năng học ngoại ngữ của trẻ. Vì vậy, quay trở lại câu hỏi ban đầu - có phải tất cả trẻ em đều có khả năng học ngoại ngữ? – câu trả lời có thể là “có” hoặc “không”. Vì quan trọng hơn hết vẫn là môi trường tốt, sự khuyến khích và phương pháp giảng dạy phù hợp, trẻ có cơ hội phát huy trí tò mò tự nhiên để học hỏi, phát triển các kỹ năng và sự thích thú trong việc học. Những điều này kích thích những khả năng lớn hơn bên trong trẻ, giúp trẻ đạt được những kết quả tốt hơn khi học ngoại ngữ cũng như trong cuộc sống sau này.
Từ khóa |