Ngoại ngữ trở thành môn học bắt buộc cho các bé thiếu nhi

Chuyên mục: Tiếng Anh Mẫu Giáo 19/06/2021
77041 views

Một cuộc cách mạng thầm lặng đã diễn ra ở các trường tiểu học tại Anh khi học ngoại ngữ là bắt buộc đối với tất cả trẻ em từ 7 đến 11 tuổi. Teresa Tinsley và Kathryn Board là tác giả của bài nghiên cứu "Xu hướng ngôn ngữ", sẽ xem xét và bày tỏ quan điểm về những tác động của sự thay đổi này.
 

Việc học ngoại ngữ giờ đây là điều kiện bắt buộc ở các trường tiểu học tại Anh
 
 
Cuộc cách mạng trong việc học ngoại ngữ ở Anh thực chất chẳng đến từ đâu cả. Từ năm 2002 đến 2010, số trường tiểu học dạy cho học sinh một ngoại ngữ mới đã tăng từ 1/4 đến 9/10, theo sau một chương trình đào tạo và phát triển quy mô cấp quốc gia. Giờ đây, với việc học ngoại ngữ là một phần bắt buộc của chương trình giảng dạy, 99% các trường trả lời trong khảo sát có quy mô trên toàn nước Anh nói rằng: họ đã dạy một ngoại ngữ, và 12% cho biết họ mới bắt đầu dạy ngoại ngữ vào năm học này.
 
Cuối cùng, chúng ta đang được chứng kiến việc học một ngoại ngữ mới đang dần trở thành một điều bình thường trong quá trình học của trẻ, đặc biệt trẻ còn tự tin và tò mò với ngôn ngữ mới thay vì xem đây là một việc đầy thách thức kèm theo áp lực nặng nề.
 
Hai ví dụ về diện mạo của chính sách mới khi áp dụng trong thực tiễn
 
 
Cuộc nghiên cứu "Xu hướng Ngôn ngữ" dựa trên một cuộc khảo sát trực tuyến được hoàn thành bởi các giáo viên tại hơn 500 trường trung học công lập, 600 trường tiểu học tại các tiểu bang và 120 trường trung học độc lập ở nước Anh.
 
Đây là lần đầu tiên mà có một bài nghiên cứu được kèm theo các chuyến tham quan trường học, vì vậy việc nghiên cứu còn có khả năng bao quát các ví dụ về việc làm thế nào để chính sách được áp dụng vào thực tiễn. Hai trường tiểu học được nêu trong nghiên cứu sẽ cung cấp cho ta các hình mẫu đầy cảm hứng về cách giảng dạy ngoại ngữ hoàn toàn phù hợp với đặc điểm và tầm nhìn chung của họ, khác xa với cách mà ta thường nghĩ về dạy ngoại ngữ như là một gánh nặng ở trường.
 
Học ngoại ngữ có thể được lồng ghép vào chương trình học rộng hơn
 
Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính được giảng dạy tại Trường tiểu học Canning Street ở Newcastle, nơi có tỷ lệ trường học dạy đa ngôn ngữ rất cao (85% học sinh được học tiếng Anh như là ngôn ngữ bổ sung). Việc học ngoại ngữ đã được tích hợp với công cuộc giáo dục cho công dân toàn cầu, và trở thành một phần quan trọng giúp học sinh nâng cao năng lực phát triển nhận thức và quan tâm đến các nền văn hóa trên thế giới.
 
Tất cả học sinh, từ lớp Reception (năm đầu tiên ở trường tiểu học ở Anh) đến năm Sáu (năm thứ sáu của giáo dục truyền thông), đều có tiết học tiếng Tây Ban Nha 90 phút mỗi tuần, được giảng dạy bởi một giáo viên chuyên môn. Một điều thú vị là nội dung tiết học có liên kết đến chương trình giảng dạy theo chủ đề của trường chứ không hẳn là một môn học riêng biệt trong thời gian biểu. Giáo viên lớp củng cố kiến thức về ngoại ngữ và liên kết chuyên đề tại các thời điểm khác nhau trong suốt cả tuần. Học sinh đã được tiếp cận với các chủ đề như Thế chiến I, bóng đá, động vật, cho đến những giấc mơ – và tất cả đều bằng tiếng Tây Ban Nha.
 
Một ngôn ngữ mới đặt tất cả trẻ em vào cùng một nền tảng
 
Đặc trưng mang tính quốc tế của trường cũng rất sâu rộng, nhà trường đã tuyển sinh ba trợ giảng Comenius và một nhân viên hỗ trợ phụ huynh người Séc, đồng thời còn có mặt trong một dự án khoa học quốc tế với sự tài trợ từ chương trình châu Âu – Erasmus Plus. Học sinh tham gia vào chiến dịch quy mô đa quốc gia với tên gọi "Cùng bạn tôi đến trường" bằng cách viết thư cho tất cả các nghị sĩ bằng ngôn ngữ của các em tại quê nhà.
 
Nhà trường xem tiếng Tây Ban Nha là một công cụ chủ trương bình đẳng giúp tất cả trẻ em cảm thấy công bằng và hòa hợp với nhau. Một thành viên cấp cao của đội ngũ nhân viên giúp chúng tôi nhận thấy rằng: "Những trẻ em không có vốn tiếng Anh dồi dào vẫn có thể giỏi như bao người khác nói tiếng Tây Ban Nha vậy".
 
Học một ngôn ngữ mang lại lợi ích cho các kỹ năng giao tiếp khác
Ngôi trường còn lại được nêu trong báo cáo là Trường trung học Yeading ở Hayes, Middlesex. Ngôi trường này cũng có một tỷ lệ cao học sinh học tiếng Anh như là ngôn ngữ bổ sung và coi việc học ngoại ngữ là một phần không thể thiếu trong sứ mệnh giáo dục: "Nó là một phần của chúng tôi. Nó còn là một mảnh ghép không thể thiếu trong sự thành công trong tương lai của trẻ nhỏ".
 
Trọng tâm tại Yeading là việc tập trung vào nhận thức ngôn ngữ và tiếp thu các kỹ năng ngôn ngữ chung, điều này không chỉ có lợi khi học ngôn ngữ mới (trong trường hợp này là tiếng Pháp) mà còn cả tiếng Anh thiếu nhi, ngôn ngữ tại nhà và ngôn ngữ trong tương lai mà trẻ sẽ học. Đó là một đặc trưng giúp thúc đẩy mạnh mẽ chủ nghĩa song ngữ như một tài sản vô giá. Một học sinh đã từng cho rằng: "bạn càng biết nhiều ngôn ngữ, bạn sẽ càng thông minh hơn". Nhận thức về ngôn ngữ dần ngấm vào tư duy của nhiều ngôi trường: ngoài một giờ học tiếng Pháp mỗi tuần, mọi cơ hội đều được nắm bắt để giới thiệu cho trẻ đến với các ngôn ngữ khác, bao gồm tiếng Latin và các ngôn ngữ được giáo viên và học sinh sử dụng.
 
Vẫn còn đó những thách thức phía trước
 
Vậy thì có phải con đường học ngoại ngữ tại trường tiểu học vốn được trải đầy hoa hồng không? Rất tiếc là sự thật lúc nào cũng phũ phàng hơn những gì chúng ta thường nghĩ.
 
Khảo sát cho thấy rằng ở nhiều trường học, việc học ngoại ngữ vẫn chưa phải là ưu tiên số một. Thực tế cho thấy ngày càng ít hơn các cơ hội đào tạo cho giáo viên thực hành và một số ít các trường vẫn không có đội ngũ giáo viên được đào tạo phù hợp để dạy ngoại ngữ. Các trường trung học vẫn sẽ không thể tận dụng triệt để những gì học sinh đã học cho đến khi chất lượng và tính nhất quán của việc giảng dạy được phát triển trên phạm vi cả nước.
 
Giờ đây điều này chính là một thách thức – nhưng việc đưa ngoại ngữ vào chương trình bắt buộc đã có tác động ngay lập tức và nhiều trường đã phản ứng bằng cách chính thức hóa hoặc tăng cường nguồn các giáo viên dạy ngoại ngữ để phục vụ cho việc dạy và học. Động thái này giờ đây cần phải được duy trì để mang lại sự tiến hộ cho việc học ngoại ngữ trong các trường học tại Anh Quốc.
 
Những thách thức trong quá trình dạy ngoại ngữ không chỉ diễn ra ở Anh, mà ngay tại Việt Nam những vấn đề này vẫn tồn tại, nhất là nguồn cung cho các em học sinh. Chính vì thế, nhiều trung tâm tiếng Anh có sự đầu tư nước ngoài nổi lên để phần nào giúp giảm gánh nặng giáo dục ngoại ngữ cho các trường học chính quy.
Từ khóa |