Làm thế nào để trẻ tự “chơi đùa” với tiếng Anh
Chúng ta thường không có xu hướng để trẻ tự học tiếng Anh, dù điều đó có thể giúp trẻ cải thiện sự lưu loát khi sử dụng tiếng Anh. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh xóa bỏ một số hiểu lầm và tư vấn cách tốt nhất để lồng ghép việc vui chơi vào chương trình giảng dạy tiếng Anh thiếu nhi cho trẻ nhỏ.
Tầm quan trọng của việc “học mà chơi – chơi mà học”
Việc chơi đùa của trẻ vốn rất đa dạng và có thể bao gồm từ việc giả vờ, chơi một mình hoặc chơi theo nhóm cho đến các trò chơi cần sự hợp tác. Khi khuyến khích trẻ em “chơi mà học –học mà chơi”, điều quan trọng là phải biết kết hợp trò chơi do người lớn dẫn dắt và trò mà trẻ có thể tự chơi nhằm cải thiện trải nghiệm của các bé.
Hãy tưởng tượng một bé trai và bé gái chơi với nhau – bé gái mặc đồng phục màu trắng, và bé trai thì đang đeo khăn quàng cổ và bị ho. Chúng đang chơi trò bác sĩ và bệnh nhân. Bé gái nói với bệnh nhân của mình: “Open your mouth!” (Hãy mở miệng ra!), sau đó khen: “Good!” (Tốt!).
Điều này chứng tỏ những đứa trẻ có xu hướng bắt chước ngôn ngữ và hành động mà chúng đã nhìn thấy trước đó nên khi biến điều này thành trò chơi, trẻ có thể nhận biết vai trò của mình rất nhanh và những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống mà trẻ đã chứng kiến được “sống lại” một lần nữa.
Trò chơi do người lớn dẫn đầu thường là hình thức giảng dạy chính trong các lớp tiếng Anh thiếu nhi, do tính chất giới hạn của thời gian tiết học. Trò chơi do trẻ tự khởi xướng là khi trẻ chơi một mình hoặc cùng các bạn khác mà không có sự tương tác hay can thiệp của người lớn. Thông qua kiểu chơi này, trẻ học bằng cách bắt chước, thử nghiệm, phạm sai lầm và tự đưa ra quyết định về những việc cần làm. Điều này khuyến khích trẻ em trở nên tự chủ hơn vì chúng phải tự chịu trách nhiệm về hành động và quyết định của chính mình.
Trong các lớp học điển hình, trẻ em thường được tiếp cận với nhiều loại vật liệu khác nhau trong các khu vực hoặc trung tâm học tập được chỉ định – nơi chúng có thể chọn để chơi đùa và tương tác với các dụng cụ ở đó. Trong khi trẻ chơi một mình hoặc với các bạn khác, giáo viên sẽ theo dõi và quan sát, nhưng đừng cố can thiệp vào. Các dụng cụ ấy giúp trẻ phát triển thành thục các kỹ năng và năng lực khác nhau cũng như hiểu được những khái niệm mới. Những thứ này có thể là các khối xây dựng và Lego, các thiết bị cân, hoặc các khu vực theo chủ đề như khung cảnh cửa hàng, bệnh viện, nhà cửa.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, tiết học tiếng Anh thường kéo dài hơn 45 phút, một hoặc hai lần một tuần. Việc tận dụng tối đa thời gian này là một điều cần thiết, tuy nhiên vẫn có một quan niệm sai lầm phổ biến là trẻ chưa biết đủ tiếng Anh để sử dụng trong lúc chơi, hoặc không có đủ thời gian để dành cho trẻ tự chơi. Thông thường, trò chơi do người lớn khởi xướng trong các buổi học tiếng Anh được ưa chuộng hơn và kết quả là trò chơi của trẻ em bắt đầu bị loại trừ. Hãy thử cân bằng cả hai xem sao nhé và đừng quên rằng điều này còn phụ thuộc vào độ dài nội dung bài học ngày hôm đó.
Làm thế nào để đưa trò chơi vào các tiết học tiếng Anh ngắn?
Hãy tưởng tượng bạn chỉ có 45 phút, hai lần một tuần, để làm việc với một lớp học tại trung tâm tiếng Anh cho trẻ em mẫu giáo. Bạn sẽ khó mà giữ sự tập trung của trẻ vào bài học nếu như phòng học không được trang bị đầy đủ các thiết bị cũng như những vật liên quan đến buổi học tiếng Anh.
Ở độ tuổi càng nhỏ, các học viên của chúng ta cần một không gian vật lý với đầy đủ các dụng cụ học tập tiếng Anh được bố trí sao cho có thể dễ dàng trong tầm với của trẻ như trên kệ hoặc trong hộp. Giáo viên lúc này đóng vai trò là người hướng dẫn và phân bổ thời gian để trẻ vừa học vừa chơi. Một điều thú vị mà bạn sẽ thấy lúc này là trẻ đang chơi đùa và tương tác bằng tiếng Anh thay vì “phải học” tiếng Anh như các lớp học truyền thống.
Làm thế nào để lồng ghép trò chơi vào các tiết học tiếng Anh kéo dài?
Bây giờ hãy tưởng tượng bạn đang làm việc trong một tổ chức dạy tiếng Anh, nơi mà trẻ phải trải qua các tiết học ít nhất là một giờ. Đối với các tiết học dài hơn như thế này, bạn cần lên kế hoạch cho các trò chơi thật đa dạng. Bạn có thể lập ra một khung giờ chơi khoảng 10 phút cho các trò chơi mang tính tập thể (tập trung thành vòng tròn hoặc chơi ngay trên bàn).
Để làm được điều này, hãy thiết lập các hoạt động sử dụng các dụng cụ hay vật liệu quen thuộc trong lớp học, để trẻ có thể phản hồi và tương tác bằng tiếng Anh. Đặt các vật ấy ở nhiều nơi khác nhau trong lớp và bày trí từng khu vực học tập, cứ để cho trẻ tự chọn nơi chúng muốn chơi. Bạn cũng có thể giới hạn số lượng trẻ trong một số khu vực nhất định, tùy thuộc vào quy mô của từng nhóm và sở thích của chúng.
Khi trẻ kết thúc hoạt động và tập trung tại bàn, bạn sẽ đã rất ngạc nhiên về mức độ hiểu cũng như sử dụng tiếng Anh để minh họa hay cách trẻ giúp nhau sử dụng ngôn ngữ.
Lợi ích của những trò chơi do trẻ khởi xướng
Việc tận dụng thời gian để trẻ vui chơi trong lớp tiếng Anh thiếu nhi là một điều cần thiết. Và để biết phương pháp này đạt hiệu quả và mang lại lợi ích ra sao, bạn nên sử dụng một danh mục đánh giá bao gồm: hình ảnh của trẻ với ghi chú về những gì chúng đang làm và nói, quay phim hoặc ghi hình trẻ để so sánh và đánh giá sự tiến bộ rõ rệt của trẻ.
Việc đưa các trò chơi vào các lớp học tiếng Anh vỡ lòng kèm theo sử dụng ngoại ngữ là rất cần quan trọng. Các trò chơi do trẻ khởi xướng bằng tiếng Anh vẫn cần phụ thuộc vào các trò chơi do giáo viên hướng dẫn trong giờ học. Kiểu chơi này cho phép sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gò bó và đó chính là điều mà chúng ta nên khuyến khích ở trẻ khi chúng bắt đầu hành trình học tiếng Anh của mình.
Bài viết cùng chuyên mục
- Làm thế nào để tạo động lực học tiếng Anh cho trẻ? 25/06
- Tám cách giúp con bạn học tốt tiếng Anh 19/06
- Bảy phương pháp giúp trẻ học tiếng Anh qua bài hát 12/06
- Ngoại ngữ trở thành môn học bắt buộc cho các bé thiếu nhi 19/06
- Làm thế nào để trẻ tự “chơi đùa” với tiếng Anh 12/06
- 6 bộ phim hoạt hình dạy tiếng Anh mẫu giáo tốt nhất 22/05
- Bé học tiếng Anh qua truyện – vừa học vừa vui 29/05
- Các hoạt động vui chơi giúp phát triển việc học tiếng Anh cho thiếu nhi 05/06
- Sách tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo – chọn sao cho chuẩn? 29/05
- Phương pháp dạy kỹ năng nghe cho trẻ 05/06
- Top 5 phương pháp giúp trẻ mẫu giáo học tiếng Anh hiệu quả 22/05
- Ba mẹ nên áp dụng những bí kíp này để dạy con ở nhà hiệu quả 14/05