Tìm Hiểu Về Phương Pháp Giáo Dục Sớm Và Cách Áp Dụng Hiệu Quả
Hiện nay, phương pháp giáo dục sớm được nhiều bậc phụ huynh quan tâm với mong muốn giúp trẻ tiếp cận, làm quen sớm với tri thức, hỗ trợ phát triển tư duy toàn diện. Tuy nhiên, để có thể áp dụng phương pháp này đúng đắn, mang lại hiệu quả cao là không đơn giản.
Ba mẹ có thể tìm hiểu về những thông tin liên quan đến chủ đề này trong bài viết dưới đây để vận dụng sao cho phù hợp.
Phương pháp giáo dục sớm thực chất là gì?
Giáo dục sớm được hiểu là việc bố mẹ áp dụng các phương pháp giáo dục cho trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi với mục đích tạo điều kiện cho trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất về cả thể chất lẫn tinh thần. Phương pháp này thường chú trọng đến việc phát triển tư duy của trẻ theo nhu cầu xã hội, cảm xúc và học tập.
Khi áp dụng đúng cách, trẻ sẽ hình thành được thói quen tốt trong cuộc sống và học tập. Từ đây, bố mẹ có thể phát hiện khả năng của con ngay từ khi còn nhỏ để tăng cường biện pháp bồi dưỡng và tập trung phát triển thế mạnh đó.
Giáo dục sớm được áp dụng cho trẻ từ 0-6 tuổi
Điều quan trọng trong giáo dục trẻ sớm là các bậc phụ huynh không phải người dạy và con cái không phải người học thuộc. Phương pháp này đề cao sự yêu thương, tôn trọng, đồng hành và khuyến khích trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất.
Những lợi ích khi lựa chọn và áp dụng giáo dục sớm cho trẻ
Trong giai đoạn từ 0 - 6 tuổi, đây là thời điểm trẻ có sự phát triển vượt bậc về khả năng não bộ. Bởi thế, việc áp dụng phương pháp giáo dục sớm sẽ hứa hẹn mang đến những lợi ích vô cùng tuyệt vời sau:
-
Giúp trẻ có thể tự tin giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống một cách thông minh, sáng tạo.
-
Trẻ sẽ phát huy được hết khả năng tiềm ẩn vốn có của bản thân mình.
-
Việc giáo dục ngay từ khi còn nhỏ cũng chính là cách giúp trẻ tìm ra động lực để thực hiện đam mê của bản thân.
-
Hình thành thói quen tự lập, giúp trẻ biết yêu thương, chia sẻ, gắn bó với các thành viên trong gia đình.
Có nên áp dụng cách thức giáo dục sớm cho trẻ hay không?
Tuy hiểu về khái niệm và những lợi ích của việc giáo dục trẻ từ khi còn nhỏ, nhưng cha mẹ có nên và biết cách áp dụng phương pháp này cho bé nhà mình ngay hay không?
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, não bộ của trẻ từ 0-3 tuổi thường có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, đạt khoảng 80% so với người trưởng thành. Khi bước sang giai đoạn từ 5-6 tuổi, về cơ bản não bộ đã được hoàn thiện với những chức năng khác nhau về nhận thức, giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Do đó, nếu bố mẹ nắm bắt được thời điểm “vàng” để áp dụng cho con những phương pháp giáo dục khoa học, lúc này trẻ sẽ trang bị được cho mình những kiến thức mới mẻ, khám phá mọi vấn đề trong cuộc sống. Điều này góp phần quan trọng trong việc tăng khả năng tư duy và kích thích sự sáng tạo trong não bộ của trẻ.
Nhiều bố mẹ còn băn khoăn khi áp dụng phương pháp này cho trẻ
Khi áp dụng phương pháp giáo dục sớm, tình cảm của cha mẹ với con cái cũng sẽ được gắn kết hơn, giúp trẻ biết trân trọng mọi thứ và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc mà chúng đang gặp đối với bố mẹ trong những giai đoạn về sau.
Những “sai lầm” nghiêm trọng của phụ huynh về giáo dục sớm
Mặc dù giáo dục trẻ từ sớm hứa hẹn mang lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên nếu bố mẹ thực hiện sai cách sẽ dẫn đến vô vàn hệ lụy khó lường. Dưới đây là một số hiểu lầm phổ biến của các bậc phụ huynh về phương pháp này.
-
Con phải thông minh: Nhiều bố mẹ mong muốn con mình không được thua kém bất cứ đứa trẻ nào nên thường bắt con phải học rất nhiều từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, điều này sẽ gắn vào tâm hồn đứa trẻ những gánh nặng tâm lý nghiêm trọng, khiến trẻ khó có được cuộc sống bình thường khi phải luôn gắng gượng để sống một cuộc sống không phải là chính mình.
-
Bố mẹ luôn luôn đúng: Giáo dục trẻ sớm đề cao nguyên tắc ưu tiên sự phát triển tự nhiên của trẻ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại phát triển con theo chuẩn của riêng mình khiến con không cảm thấy được sự chia sẻ từ mọi người xung quanh. Điều này vô tình đẩy trẻ vào trạng thái sống cô độc, thụ động và thường xuyên chán nản.
-
Giao hết cho giáo viên: Nhiều bố mẹ đã quyết định chi thật nhiều tiền để gửi con vào các trường quốc tế nổi tiếng. Thậm chí nhiều người còn cho rằng chỉ cần bỏ nhiều tiền cho con vào các phương pháp giáo dục sớm sẽ giúp con sẽ thành “thần đồng”. Tuy nhiên, một đứa trẻ có phát triển toàn diện hay không còn phụ thuộc nhiều vào bố mẹ và chính nỗ lực của bản thân đứa trẻ.
-
Yêu thương con không đúng cách: Thực tế cho thấy có rất nhiều phụ huynh đã lấy tình yêu của cha mẹ ra để làm cái cớ bắt con phải tuân thủ mọi việc làm theo ý mình. Điều này đã vô tình đẩy nhiều đứa trẻ vào tình trạng trầm cảm. Bạn cần nhớ rằng, giáo dục sớm nhưng cần để con được lớn lên và phát triển một cách tự nhiên nhất.
Bố mẹ cần tránh một số sai lầm khi giáo dục trẻ
Điểm danh các phương pháp giáo dục sớm tốt nhất hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm được nghiên cứu và áp dụng tại các nước phát triển trên thế giới. Nổi bật trong số đó có thể kể đến một số gợi ý hiệu quả như:
Phương pháp Montessori
Đây là phương pháp giáo dục cho trẻ được nghiên cứu và phát triển bởi bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori. Phương pháp này đề cao phương châm coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, học để dạy trẻ tốt hơn. Do đó, nguyên tắc của Montessori là cho trẻ chủ động chọn khu vực học và theo đuổi hứng thú của mình đến khi trẻ muốn thay đổi sang một hoạt động khác.
Với phương pháp này, người lớn không cần can thiệp quá nhiều vào việc học của trẻ. Thay vào đó, trẻ sẽ tiếp nhận các ý kiến bằng bản năng, đón nhận những kiến thức mới một cách tự nhiên, dễ dàng để nắm bắt được thông tin một cách có ý thức.
Phương pháp Glenn Doman
Đây là phương pháp được phát triển bởi giáo sư Glenn Doman. Ông được mệnh danh là “cha đẻ” của các phương pháp giáo dục con nhỏ và cũng là người đặt nền móng cho việc giáo dục tại nhà. Với phương pháp này, bố mẹ chính là người thầy dìu dắt và đi theo các con trong suốt quá trình học, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ lẫn năng lực, nhằm giúp trẻ tiếp thu hiệu quả những bài học về vận động, ngôn ngữ, lượng số và cả thế giới xung quanh. Một số nguyên tắc của Glenn Doman là bắt đầu càng sớm càng tốt, khơi gợi sự đam mê của trẻ, biến những việc làm khó thành dễ và cuộc sống là một trường học…
>> Tham khảo thêm: Phương pháp Glenn Doman giáo dục sớm cho trẻ
Phương pháp Reggio Emilia
Đây vốn là phương pháp có nguồn gốc từ nước Ý, được xây dựng và bắt nguồn với quan điểm cho rằng mỗi đứa trẻ đều chứa đựng một tiềm năng lớn và tiềm năng này sẽ được phát triển bởi chính trí tò mò của trẻ. Khi áp dụng phương pháp này, trẻ có thể tự mình tìm ra lời giải thích cho các câu hỏi của mình bằng cách quan sát, tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh.
Trong khi đó, cha mẹ hoặc thầy cô sẽ giữ vai trò hướng dẫn và tạo cơ hội cho trẻ tìm hiểu để phát triển. Reggio Emilia là cách giáo dục nhân văn, gần gũi, qua đó đề cao tầm quan trọng của giáo dục cộng đồng và sự tìm tòi khám phá.
Phương pháp STEAM
Đây được biết đến là phương pháp tiếp cận giáo dục kiểu mới, trong đó khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học sẽ được sử dụng cùng lúc trong việc giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh. Do STEAM được chuyển đổi từ cách giáo dục truyền thống, dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá hiệu quả nên quá trình học tập và kết quả sẽ đều được coi trọng như nhau.
Phương pháp HighScope
Đây là phương pháp giáo dục sớm được áp dụng tại Mỹ từ những năm 2960 và cho đến nay đây vẫn được coi là một phương pháp giáo dục trẻ rất hiệu quả, khoa học. Phương này chú trọng tới yếu tố “cá nhân học tập chủ động”, giúp trẻ chủ động tham gia vào việc học tập, nghiên cứu, lựa chọn và làm theo các kế hoạch được xây dựng bởi chính bản thân.
Khi áp dụng HighScope, trẻ có thể tự mình tạo ra một thư viện kiến thức riêng thông qua quá trình tương tác với sự vật, sự việc ở thế giới xung quanh. Trong quá trình này, các bậc phụ huynh, thầy cô sẽ giữ vai trò xác nhận tính đúng đắn của kiến thức và là người đồng hành giúp trẻ mở rộng các cấp độ kiến thức.
Phương pháp High Scope rèn cho con tính chủ động
Ứng dụng giáo dục sớm trong việc học tiếng Anh
Giai đoạn từ 0-6 tuổi là thời kỳ quan trọng giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, trong đó có cả tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, việc cho trẻ học song ngữ sẽ giúp kích thích trí não phát triển tốt hơn, nâng cao chỉ số thông minh cũng như hỗ trợ rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội.
Đặc biệt giai đoạn trẻ từ 0 đến 3 tuổi chính là thời điểm não bộ hoàn thiện nhanh nhất, đạt 80% so với người trưởng thành. Bởi thế, việc giáo dục sớm cho trẻ học tiếng Anh sẽ góp phần gia tăng khả năng nhớ từ mới, giúp trẻ dễ dàng liên tưởng và khơi gợi đam mê học tập của trẻ. Với trẻ từ 2 đến 3 tuổi, nếu trẻ được tiếp xúc với hai ngôn ngữ từ khi bắt đầu bi bô học nói thì khả năng tiếp thu từ vựng ở cả hai thứ tiếng sẽ tốt hơn so với những trẻ chỉ học duy nhất một tiếng mẹ đẻ.
Mặc dù các chuyên gia ngôn ngữ khuyến khích cha mẹ nên cho con học tiếng Anh từ sớm như một tiếng mẹ đẻ thứ hai kết hợp song song với tiếng Việt. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục sớm cho trẻ trong giai đoạn này không nên nặng về lý thuyết ngữ pháp nhàm chán mà nên thông qua các trò chơi, bài học sinh động tăng hứng thú học tiếng Anh cho trẻ. Quá trình giáo dục sớm cho trẻ mầm non cần kết hợp với việc thực hành giao tiếp trong môi trường ngôn ngữ tiếng Anh như người bản xứ, góp phần giúp trẻ chủ động hình thành phản xạ ngôn ngữ.
Hiện nay, Alostar là ứng dụng tiếng Anh tích hợp hàng đầu dành riêng cho trẻ mầm non đáp ứng tốt những yêu cầu trên. Với ứng dụng này, trẻ không chỉ được kích hoạt khả năng tiếng Anh ngay trong độ tuổi vàng mà Alostar còn trang bị kiến thức, kỹ năng để hỗ trợ việc hình thành nhân cách, lối sống. Từ đây, con sẽ luôn tự tin tỏa sáng, phát triển bản thân toàn diện.
Ứng dụng tiếng Anh áp dụng phương pháp giáo dục sớm Alostar
Alostar phát triển chương trình học tiếng Anh được xây dựng chuẩn Cambridge, hình thức học thú vị thông qua chủ đề, tình huống quen thuộc, gần gũi... Ứng dụng được tích hợp công nghệ nhận diện giọng nói thông minh giúp trẻ có thể học phát âm để nói chuẩn, hình thành tư duy phản xạ khi phát âm, từ đó giúp con tự tin giao tiếp như người bản xứ. Ngoài ra thông qua ứng dụng trẻ còn được rèn luyện luyện khả năng ghi nhớ, phát triển tư duy logic theo phương pháp toán tư duy Singapore - đây được xem là mô hình học toán số 1 hiện nay.
Đặc biệt, việc sử dụng ứng dụng còn nuôi dưỡng trí tò mò của trẻ, rèn luyện khả năng tìm tòi, khám phá, bồi dưỡng kỹ năng sống nhờ 100 bài học Khoa học - xã hội bằng cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh vô cùng thú vị.
Lưu ý khi áp dụng phương pháp giáo dục trẻ sớm
Do trẻ em từ 0-6 tuổi rất ham học hỏi, thích tìm tòi và khám phá những điều mới lạ xung quanh. Do đó, cha mẹ nên cân nhắc áp dụng các phương pháp giáo dục từ sớm cho trẻ. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
-
Cần nắm bắt được thời điểm lý tưởng để áp dụng các phương pháp giáo dục trẻ từ sớm giúp phát huy hiệu quả cao nhất.
-
Nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp nhất với trẻ và độ tuổi của trẻ.
-
Trong quá trình nuôi dạy con bố mẹ cần có sự kiên nhẫn, quan tâm và luôn khuyến khích, động viên trẻ.
-
Luôn tạo cho trẻ môi trường học tập thoải mái, thư giãn, không nên áp đặt trẻ hay tạo áp lực bắt trẻ phải đạt được kết quả nào đó.
-
Tôn trọng mong muốn, sở thích của trẻ, tuyệt đối không cản trở, can thiệp vào việc trẻ tìm tòi, nghiên cứu, khám phá thế giới xung quanh.
Với những chia sẻ trên, hy vọng rằng các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về phương pháp giáo dục sớm cho trẻ là gì và những lợi ích nhận được từ việc làm này. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên tìm hiểu kĩ các phương pháp giáo dục trẻ để từ đó cân nhắc và lựa chọn ra những phương pháp phù hợp nhất với con em của mình, giúp trẻ có điều kiện phát triển tốt nhất từ khi còn nhỏ.