Khi nào cho trẻ bắt đầu học tiếng anh?
Quy trình học Tiếng Anh dành cho trẻ em mới bắt đầu là một trong những điều vô cùng quan trọng để việc học ngoại ngữ của trẻ đạt hiệu quả tốt nhất. Vậy khi bắt đầu học Tiếng Anh chúng ta cần lưu ý những điều gì và nên cho các bé học những kiến thức gì? Alokiddy mời quý độc giả tìm hiểu nội dung qua bài viết dưới đây.
Khi nào nên cho trẻ bắt đầu học tiếng Anh?
Không phải nói quá nhiều điều thì ai cũng biết được việc học Tiếng Anh quan trọng như nào trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Nắm bắt được tầm quan trọng đó mà nhiều cha mẹ đã cho các bé học Tiếng Anh từ khi còn rất nhỏ. Vậy trẻ em bao nhiêu tuổi có thể bắt đầu học môn học này?
Theo các nhà khoa học nghiên cứu trẻ nhỏ nhiều năm thì trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi là độ tuổi các em đang phát triển mạnh mẽ về bộ não, đang nhận thức được về thế giới quan nhất định, vì vậy có thể xem đây là thời điểm rất thích hợp để các bé bắt đầu làm quen với ngoại ngữ. Tiếp cận học Tiếng anh càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp cho trẻ em dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức được lâu hơn. Điều quan trọng lúc này là cần có một tập sách tiếng anh cho bé mới bắt đầu sao cho thích hợp.
Khi trẻ em mới bắt đầu học Tiếng Anh thì nên học những gì?
Khi học bất kỳ điều gì chúng ta cũng cần có những kiến thức gốc rễ làm nền tảng cơ bản, chương trình học Tiếng Anh dành cho trẻ em mới bắt đầu học cũng không ngoại lệ. Các bé cũng cần phải học những kiến thức cơ bản và đơn giản nhất. Trong thời kỳ này, việc học Tiếng Anh không nặng nề về lý thuyết, cấu trúc hay từ vựng mà thường sẽ cho các bé làm quen dần dần với ngoại ngữ. Dưới đây là một vài kiến thức mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng dạy cho con em mình khi mới bắt đầu.
Bảng chữ cái Tiếng Anh:
Bất kỳ một ngôn ngữ nào trên thế giới cũng có một bảng chữ cái riêng biệt để tạo nên các từ ngữ khác nhau, có thể coi đây là kiến thức căn bản đơn giản nhất. Đây là điều đầu tiên mà cha mẹ nên dạy các bé làm quen. Việc dạy trẻ em học thuộc và nhớ cách phát âm các chữ cái là điều không phải quá khó. Các bậc phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp học như nghe các bài hát Tiếng anh cho thiếu nhi có lời hay học qua hình ảnh để giúp cho trẻ tiếp thu và ghi nhớ tốt nhất.
Tập đếm các con số:
Giống như các bé học Tiếng Việt thông thường thì chúng ta nên dạy các bé tập đếm các con số bằng Tiếng Anh cơ bản. Việc tập đếm số thứ tự cũng là một phần kiến thức cơ bản, đơn giản trong Tiếng Anh, bạn nên chú ý dạy trẻ em tập đếm từ 1 đến 10 sau đó mới tập đếm các con số ngoài phạm vi 10.
Bé học đếm số bằng bảng số tiếng anh
Học thuộc các danh từ phổ biến:
Cũng như khi dạy trẻ em học nói tiếng Việt, các bậc phụ huynh cũng nên dạy các em các danh từ gần gũi, thân thuộc với trẻ nhỏ như: "baby", "mother", "farther", "mom", "dad"... Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dạy các em tập phát âm những danh từ về động vật, đồ vật, sự vật như: "duck", "cat", "dog", "banana", "fan"... Đây là một vài từ quen thuộc gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thích hợp để cho trẻ mới bắt đầu.
Làm quen với các động từ quen thuộc:
Ngoài các danh từ thân thuộc, gần gũi với các bé thì chúng ta cũng nên dạy các bé về những động từ sử dụng sinh hoạt hàng ngày như: "drink", "eat", "talk", "cook"...Bạn có thể đan xen học từ vựng các động từ thông qua các hoạt động hàng ngày của bé. Khi cho trẻ uống nước, cho bé ăn cơm....Chắc chắn bé sẽ nhớ rất lâu khi được học mà có minh họa như vậy.
Học những câu giao tiếp căn bản và đơn giản nhất:
Đối với trẻ mới học Tiếng Anh, các bậc cha mẹ nên cho trẻ học những câu giao tiếp cơ bản Tiếng Anh thường được sử dụng. Để đảm bảo vấn đề tiếp thu quá tải cho các bé, chúng ta chuẩn bị lượng kiến thức bao gồm các từ ngữ đơn giản để hình thành thói quen khi sử dụng ngoại ngữ.
Khi dạy Tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu cần lưu ý điều gì?
Trong giáo trình dạy trẻ em bắt đầu học Tiếng Anh chủ yếu là những kiến thức rất cơ bản và đơn giản mục đích để các em có thể tiếp cận với môn học này dễ dàng hơn. Mặc dù vậy, khi trẻ mới bắt đầu học các bậc cha mẹ nên chú ý một vài điều sau đây để đạt hiệu quả tốt nhất:
Truyền tải kiến thức cho các em đúng cách:
Đây là điều vô cùng quan trọng đối với các em nhỏ, không phải em nào cũng có thể tiếp cận một ngôn ngữ mới nhanh chóng, chúng ta nên tìm hiểu mức độ tiếp thu của các bé để mang đến sự hiệu quả tốt nhất, giúp các em hiểu được nội dung mà người dạy muốn truyền đạt.
Không nhồi nhét quá nhiều kiến thức:
Ở độ tuổi 2-10 tuổi là thời kỳ con em chúng ta đang phát triển trí não hoàn thiện. Có thể nói rằng các em như một tờ giấy trắng chúng ta không nên vẽ quá nhiều đường loằng ngoằng như vậy sẽ gây rối loạn cho bé, làm cho bé tiếp thu kết quả không tốt.
Nguyên tắc học đâu nhớ tới đấy:
Nên cho các bé học từng giai đoạn một, học tới đâu chắc tới đó, tránh trường hợp học trước quên sau làm cho trẻ học hành chán nản không có sự tiến bộ.
Phương pháp dạy đạt tiêu chuẩn:
Không dạy các bế kiến thức sai trái luân thường đạo lý, phải dạy dỗ các em những thông tin có tính xác thực cao giúp các bé tiếp cận với nguồn kiến thức đúng đắn và chuẩn mực ngay từ đầu, không dạy các kiến thức không chuẩn xác nếu không sẽ khó có thể sửa được.
Cho trẻ sớm tiếp cận phương pháp tiếng anh phonics từ sớm để hình thành một cách học tập tốt.
Chọn lựa phương pháp dạy học tiếng anh trẻ em: Đối với các em nhỏ trong độ tuổi này việc học Tiếng Anh nên diễn ra một cách sôi động, vui vẻ tạo hứng thú cho các em bằng bài hát Tiếng anh cho thiếu nhi, video phim hoạt hình hay các cuốn truyện tranh bằng Tiếng Anh, Không nên diễn ra các buổi học theo kiểu dập khuôn, nhàm chán làm cho các bé chậm tiếp thu.
Hy vọng bài viết trên đây của AloKiddy sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm những thông tin bổ ích về phương pháp dạy Tiếng Anh cho trẻ em mới bắt đầu. Chúc các bậc cha và các em luôn luôn mạnh khỏe và thành công !!!